Lịch sử Phương_ngữ_Hán_ngữ

Cuối thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên, một dạng Hán ngữ được nói tại khu vực đông đúc xung quanh hạ lưu Vị Hà và trung lưu Hoàng Hà. Từ đó, thứ tiếng này được mở rộng về phía đông, băng qua bình nguyên Hoa Bắc tới tỉnh Sơn Đông rồi sau đó đi về hướng nam đến thung lũng sông Dương Tử rồi vượt qua vùng đồi núi ở phía nam Trung Quốc. Khi ngôn ngữ này lan rộng đến vùng đất mới, nó lấn át và thay thế các ngôn ngữ từng chiếm ưu thế tại đây, và sự sai khác vùng miền của ngôn ngữ này cũng theo phát triển. Song song đó, đặc biệt trong các giai đoạn thống nhất về hành chính, xu hướng cổ xúy cho một tiêu chuẩn ngôn ngữ trung tâm cũng thường xuất hiện nhằm giúp thuận tiện cho việc giao tiếp giữa những người đến từ những vùng đất khác nhau.[1]

Bằng chứng đầu tiên của biến thể phương ngữ được tìm thấy trong các thư tịch thời Xuân Thu (722–479 TCN). Thời điểm đó, lãnh địa của Nhà Chu, mặc dù không còn quyền lực chính trị, vẫn được xác định là ngôn ngữ tiêu chuẩn.[2] Sách Phương ngôn (đầu thế kỷ thứ I Công Nguyên) được soạn để đối chiếu các khác biệt trong từ vựng giữa các địa phương.[3] Các ý kiến từ thời Đông Hán (hai thể kỷ đầu Công Nguyên) chứa đựng nhiều bàn luận về các biến thiên địa phương trong việc phát âm. Sách vận thư Thiết vận (601 CN) chú nhiều biến âm rộng rãi giữa các vùng, đồng thời cũng chỉ ra cách phát âm tiêu chuẩn để đọc sách vở kinh điển.[4] Tiêu chuẩn này, được biết đến với tên gọi Hán ngữ trung cổ, được xem là hệ thống chung dựa trên truyền thống đọc chữ của thủ phủ các vùng phía bắc và phía nam.[5]

Bình nguyên Hoa Bắc chính là rào cản địa lý cho các cuộc di cư xuống miền nam, khiến cho các ngôn ngữ của cả vùng rộng lớn phương bắc Trung Quốc giữ được tương đối tính đồng nhất. Ngược lại, sông núi miền nam Trung Quốc sản sinh ra sáu nhóm lớn khác của ngôn ngữ Trung Quốc, với độ đa dạng nội tại cao, đặc biệt là tại tỉnh Phúc Kiến.[6][7]

Hán ngữ tiêu chuẩn

Bài chi tiết: Hán ngữ tiêu chuẩn

Mãi đến giữa thế kỷ XX, hầu hết người Trung Quốc chỉ nói phương ngôn của mình. Trong thực tế, triều đình Nhà MinhNhà Thanh sử dụng tiếng Quan thoại (官話, tiếng nói nhà quan). Biết dùng tiếng Quan thoại, do đó cũng cần thiết trên hoạn lộ, nhưng điều này chưa bao giờ được quy định.[8]

Những năm đầu Trung Hoa Dân quốc, bạch thoại, dựa trên phương ngôn miền bắc, đã thay thế văn ngôn để làm tiêu chuẩn viết của Hán ngữ. Trong thập niên 1930, quy định về Hán ngữ tiêu chuẩn được thông qua, với cách phát âm dựa trên tiếng Bắc Kinh, nhưng từ vựng cũng được lấy từ các vùng nói tiếng Quan thoại khác.[9] Nó là ngôn ngữ nói chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTrung Hoa Dân quốc, và là một trong các ngôn ngữ chính thức của Singapore.

Hán ngữ tiêu chuẩn ngày nay chiếm ưu thế trong cuộc sống cộng cồng ở Trung Quốc đại lục, và được học tập rộng rãi đáng kể so với các phương ngôn khác của tiếng Trung Quốc.[10] Bên ngoài Trung Quốc và Đài Loan, các phương ngôn Trung Quốc được giảng dạy phổ biến tại các trường đại học chỉ có Hán ngữ tiêu chuẩn (tiếng Quan thoại) và tiếng Quảng Đông.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phương_ngữ_Hán_ngữ http://www.raco.cat/index.php/Dialectologia/articl... http://www.ethnologue.com http://homepage2.nifty.com/Gat_Tin/fanglink.htm http://dylansung.tripod.com/chinese/index.html //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://dialnet.unirioja.es/descarga/articulo/23177... http://crlao.ehess.fr/docannexe/file/1722/brief_hi... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16024359 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1599877